Nhân khẩu Sarawak

Thành phần dân tộc tại Sarawak (2014)[179]
EthnicPercent
Iban
  
30%
Mã Lai
  
24.4%
Hoa
  
24.2%
Bidayuh
  
8.4%
Melanau
  
6.7%
Orang Ulu
  
5.4%
Ấn
  
0.3%
Khác
  
0.3%

Theo điều tra nhân khẩu năm 2015, dân số Sarawak là 2.636.000, là bang đông dân thứ tư tại Malaysia.[2] Tuy nhiên, do có diện tích lớn nên đây là bang có mật độ dân số thấp nhất toàn quốc, với trung bình 20 người/km². Tăng trưởng dân số trung bình mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2010 là 1,8%.[1] Tính đến năm 2014[cập nhật], 58% cư dân sống tại thành thị và 42% cư dân sống tại nông thôn.[180] Tính đến năm 2011[cập nhật], tỷ suất sinh thô tại Sarawak là 16,3‰, tỷ suất tử thô là 4,3‰, và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là 6,5‰.[181]

Sarawak có trên 40 sắc tộc, mỗi nhóm có ngôn ngữ, văn hóa và phương thức sinh hoạt riêng biệt. Tại các thành thị trong bang, những dân tộc chủ yếu là người Mã Lai, người Melanau, người Hoa, và tỷ lệ thấp người Iban và Bidayuh di cư từ làng quê để tìm cơ hội việc làm.[182] Phát thẻ căn cước cho người bản địa sinh tại các khu vực hẻo lánh vẫn là một vấn đề thách thức. Khó khăn này khiến hàng nghìn người Penan không có quốc tịch.[183][184][185] Sarawak có 150.000 công nhân di cư có đăng ký đang làm các công việc nội trợ hoặc trong đồn điền, chế tạo, xây dựng dịch vụ và nông nghiệp.[186] Tuy nhiên, tổng số người nhập cư bất hợp pháp có thể lên đến 320.000-350.000 người.[187] Bumiputera là chỉ người Mã Lai và các dân tộc bản địa khác tại Malaysia bán đảo, Sarawak và Sabah. Nhóm cư dân này được hưởng các đặc quyền trong giáo dục, nghề nghiệp, tài chính và chính trị.[188] Orang Asal chỉ toàn bộ các dân tộc bản địa tại Malaysia ngoại trừ người Mã Lai.[189]

Dân tộc

Tranh vẽ người Iban năm 1922

Về tổng thể, Sarawak có sáu dân tộc lớn: Iban, Hoa, Mã Lai, Bidayuh, Melanau, và Orang Ulu.[182] Một số dân tộc ít người hơn là Kedayan, Java, Bugis, Murut, và Ấn.[190] Thuật ngữ Dayak thường được dùng để chỉ người Iban và người Bidayuh trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc.[191] Năm 2015, chính phủ liên bang Malaysia công nhận sử dụng thuật ngữ trong bối cảnh chính thức.[192]

Sarawak là nơi có số lượng người Iban lớn nhất trên đảo Borneo, với 745.400 người.[193] Họ còn được gọi là người Dayak Biển. Đại đa số người Iban tin theo Cơ Đốc giáo. Người Iban ban đầu cư trú quanh lưu vực sông Rajang, song từ sau các cuộc chinh phạt quân sự của chính quyền Brooke, họ dần chuyển đến các khu vực phía bắc của Sarawak. Các khu dân cư Iban thường có dạng một nhà dài. Nhà dài từng là một đơn vị phòng thủ trong quá khứ, khi tục săn đầu người còn thịnh hành. Ngày nay, nhà dài là một biểu trưng nghi lễ của các gia đình sống tại đó. Trong quá khứ, người Iban công nhận địa vị hệ thống cấp bậc như raja berani (phú ông và chiến sĩ), orang mayuh (thường dân), và ulun (nô lệ). Tuy nhiên, trong thời kỳ Brooke, xã hội Iban được tái tổ chức thành các chức vụ chính thức như tuai rumah (thủ lĩnh), penghulu (thủ lĩnh khu vực), và temenggong (thủ lĩnh tối cao).[194] Họ vẫn tuân theo nhiều nghi lễ và đức tin của mình như Gawai Antu (lễ hội truy điệu) và Gawai Dayak (lễ hội thu hoạch).[195]

Các thương nhân người Hoa đến Sarawak lần đầu trong thế kỷ VI. Cư dân người Hoa hiện nay gồm có các cộng đồng là hậu duệ của những di dân trong thời kỳ Brooke.[15] Các di dân này ban đầu làm lao công trong các mỏ vàng tại Bau, Sarawak. Người Hoa tại Sarawak nói nhiều phương ngữ: Quảng Châu, Phúc Châu, Khách Gia, Mân Nam, Triều Châu, và Phủ Tiên). Họ cử hành các lễ hội văn hóa lớn như Tết Trung nguyênTết Nguyên đán. Đa số người Hoa Sarawak là tín đồ Phật giáo và Cơ Đốc giáo.[30] Tại Kuching, hầu hết người Hoa định cư gần sông Sarawak, nơi này về sau hình thành phố người Hoa tại Kuching.[196] Năm 1901, Hoàng Nãi Thường (Wong Nai Siong) đưa gia tộc đến định cư tại Sibu, gần sông Rajang.[197] The Chinese later went to work at coal mines and oil fields in Miri·[196] Người Hoa tại Sarawak chịu ảnh hưởng của Quốc dân Đảng và sau này là Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi chấp nhận tư tưởng chủ nghĩa dân tộc Sarawak sau năm 1963.[198]

Người Mã Lai có truyền thông làm ngư dân, xây dựng các khu dân cư dọc theo bờ sông. Ngày nay, họ di cư đến các khu vực đô thị và làm việc trong các khu vực công và tư nhận. Họ nổi tiếng với các đồ thủ công bằng bạc và đồng, chạm khắc gỗ, và hàng dệt.[15] Một số làng Mã Lai đặc trưng nằm dọc theo bờ sông gần Công sự Margherita, sau Thánh đường Hồi giáo Kuching, và tại chân Núi Santubong.[199] Tồn tại một số thuyết về nguồn gốc của người Mã Lai tại Sarawak. James Brooke công khai áp dụng thuật ngữ này lần đầu cho những người Hồi giáo bản địa sống bên bờ biển tại Sarawak. Tuy nhiên, không phải toàn bộ người Hồi giáo tại Sarawak là người Mã Lai, như hầu hết bộ lạc Melanau cũng tin theo Hồi giáo.[63][note 2] Các thuyết khác cho rằng người Mã Lai đến từ Quần đảo Mã Lai (ví dụ từ Java hay Sumatra), người Ả Rập từ Trung Đông, hoặc thông qua cải biến văn hóa và tôn giáo cư dân bản địa của Sarawak.[200]

Người Melanau là cư dân bản địa tại Sarawak. Hầu hết họ xuất thân từ khu vực thị trấn duyên hải Mukah.[201] Họ có truyền thống sống trong các nhà cao, song sau khi tiếp nhận phương thức sinh hoạt Mã Lai thì họ sống thành làng. Họ làm các công việc đánh cá, đóng tàu và thủ công. Họ vốn tin theo dị giáo và cử hành lễ hội thanh tẩy Kaul song hiện nay hầu hết họ là tín đồ Hồi giáo.[15][63][note 3][202]

Người Bidayuh chủ yếu sống tại phần phía nam của Sarawak như Lundu, Bau, Serian, và Padawan.[203] Họ được gọi là người Dayak Lục địa do có truyền thống sống trên các núi đá vôi dốc. Họ gồm một số phân nhóm như Jagoi, Biatah, và Selakau, và nói các phương ngữ không hiểu lẫn nhau.[204] Do đó, họ chấp nhận tiếng Anh và Mã Lai làm ngôn ngữ chung. Họ được biết đến với một số nhạc cụ như trống khổng lồ và gõ tre mang tên pratuakng. Giống ngư người Iban, các khu dân cư truyền thống của họ là nhà dài, song họ cũng xây nhà tròn baruk để họp cộng đồng. Đa số người Bidayuh tin theo Cơ Đốc giáo.[15]

Tên gọi Orang Ulu nghĩa là "người thượng du" trong tiếng Iban, nhóm này gồm nhiều bộ lạc sống tại thượng du khu vực nội lục của Sarawak như các bộ lạc Kenyah, Kayan, Lun Bawang, Kelabit, Penan, Bisaya, và Berawan.[15] Họ từng có tục săn đầu người, và hầu hết sống tại Bario, Ba'kelalan, Belaga, và gần lưu vực sông Baram.[205] Họ trang trí các nhà dài của mình bằng các bức tranh tường và khắc gỗ. Họ cũng nổi tiếng về đóng thuyền, xâu hạt và xăm mình.[15] Các nhạc cụ nổi tiếng của nhóm Orang Ulu là sapeh của người Kayan và sampe' của người Kenyah và dàn nhạc tre của người Lun Bawang. Người Kelabit và Lun Bawang nổi tiếng với sản phẩm gạo thơm.[205] Đa số nhóm Orang Ulu là tín đồ Cơ Đốc giáo.[15]

Tôn giáo

Tôn giáo tại Sarawak (2010)[206]
Tôn giáoTỷ lệ
Cơ Đốc giáo
  
42.6%
Hồi giáo
  
32.2%
Phật giáo
  
13.5%
Tôn giáo truyền thống Trung Hoa
  
6.0%
Không tôn giáo
  
2.6%
Không rõ
  
1.9%
Khác
  
1.0%
Ấn Độ giáo
  
0.2%

Mặc dù Hồi giáo là quốc giáo của liên bang, song Sarawak không có tôn giáo chính thức cấp bang.[207] Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ thủ hiến của Abdul Rahman Ya'kub, Hiến pháp Sarawak được sửa đổi để đưa Yang di-Pertuan Agong thành người đứng đầu Hồi giáo tại Sarawak và trao quyền cho hội đồng lập pháp bang thông qua pháp luật liên quan đến sự vụ Hồi giáo. Cùng các điều khoản như vậy, các chính sách Hồi giáo có thể được chế định tại Sarawak và việc lập các cơ quan Hồi giáo cấp bang cũng có khả năng. Dự luật Hồi giáo Majlis 1979 cho phép lập các Tòa án Sharia tại Sarawak có thẩm quyền đối với các vụ án hôn nhân, quyền nuôi con, hứa hôn, thừa kế, và tội phạm trong bang. Một tòa án phúc thẩm và các tòa án Kadi cũng được thành lập.[115][note 4]

Sarawak là bang duy nhất tại Malaysia có số tín đồ Cơ Đốc giáo vượt số tín đồ Hồi giáo. Các nhà truyền giáo Cơ Đốc đầu tiên tại Sarawak thuộc Giáo hội Anh (Anh giáo) vào năm 1848, vài năm sau đó là những người Công giáo Lã Mã, những người Giám Lý đến vào năm 1903. Những người truyền giáo này đầu tiên hoạt động trong cộng đồng di dân người Hoa và sau đó mở rộng đến những người bản địa theo thuyết vật linh.[208] Các giáo phái Cơ Đốc khác tại Sarawak là Hội Phúc âm Borneo (BEM hay Sidang Injil Borneo, SIB.),[209]Báp-tít.[210] Các dân tộc bản địa như Iban, Bidayuh, và Orang Ulu chấp nhận Cơ Đốc giáo song duy trì một số nghi thức tôn giáo truyền thống của mình. Tín đồ Phật giáo, Đạo giáo và tôn giáo dân gian Trung Hoa chủ yếu là người Hoa.[211] Các tôn giáo thiểu số khác tại Sarawak là ton giáo Baha'i,[212] Ấn Độ giáo,[213] Sikh giáo,[214]thuyết vật linh.[215]

  • Địa điểm tôn giáo tại Sarawak
  • Nhà thờ Thánh Joseph
  • Thánh đường Bang Sarawak Cũ
  • Chùa Phượng Sơn

Ngôn ngữ

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Sarawak từ năm 1963 đến năm 1974 do thủ hiến đầu tiên của Sarawak là Stephen Kalong Ningkan phản đối việc sử dụng tiếng Mã Lai tại Sarawak.[216] Đến năm 1974, thủ hiến mới là Abdul Rahman Ya'kub chọn tiếng Mã Lai và tiếng Anh là hai ngôn ngữ chính thức của Sarawak.[115][note 5] Ông cũng đổi ngôn ngữ giảng dạy trong trường học từ tiếng Anh sang tiếng Mã Lai.[217] Ngày nay, tiếng Anh được sử dụng trong tòa án, hội đồng lập pháp bang, và một số cơ quan chính phủ nhất định tại Sarawak.[218][219] Ngày 18 tháng 11 năm 2015, Thủ hiến Sarawak Adenan Satem tuyên bố việc chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Sarawak, cùng với tiếng Mã Lai.[220]

Tiếng Mã Lai, gọi là Bahasa Sarawak (hay tiếng Mã Lai Sarawak), là ngôn ngữ chính của người Mã Lai Sarawak và các bộ lạc bản địa khác. Bahasa Sarawak khác với phương ngữ được nói tại bán đảo Mã Lai. Tiếng Iban được nói rộng rãi với 34% cư dân Sarawak, còn tiếng Bidayuh có 6 phương ngữ lớn được 10% dân số nói. Nhóm Orang Ulu có khoảng 30 phương ngữ khác nhau. Người Hoa thường dùng tiếng Phổ thông Trung Quốc song họ cũng sử dụng nhiều phương ngữ khác như Mân Nam, Khách Gia, Phúc Châu và Triều Châu.[221]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sarawak http://asiapacific.anu.edu.au/newmandala/2013/07/2... http://artsonline.monash.edu.au/mai/files/2012/07/... http://www.navy.gov.au/hmas-kapunda http://www.abc.net.au/science/slab/niahcave/histor... http://www.bt.com.bn/golden_legacy/2008/12/28/sult... http://www.bt.com.bn/home_news/2009/03/17/brunei_d... http://www.bt.com.bn/home_news/2009/03/18/limbang_... http://www.bt.com.bn/life/2007/12/16/penan_slowly_... http://archaeology.about.com/od/nterms/qt/niah_cav... http://aliran.com/aliran-monthly/2013/201310/lesso...